Trên lúa
Các tỉnh Bắc bộ: Sâu đục thân 2 chấm: sâu non gây bông bạc trên trà lúa trỗ. Rầy nâu-rầy lưng trắng hại diện rộng trên các trà lúa. Bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn gây hại tăng trên các giống nhiễm. Bệnh lùn sọc đen gây hại rải rác ở giai đoạn phát triển đòng…
Các tỉnh Bắc Trung bộ: Chuột hại nặng gần khu dân cư, gò bãi. Bệnh khô vằn hại nặng trên các chân ruộng bón thừa đạm. Bệnh bạc lá vi khuẩn gây hại trong điều kiện thời tiết mưa bão.
Các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn,... gây hại trên lúa Hè Thu muộn, lúa Mùa muộn giai đoạn trỗ đến chín. Bệnh đạo ôn lá, bệnh đạo ôn cổ bông gây hại ở giai đoạn đẻ nhánh, đòng trỗ và chín. Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân,... gây hại trên lúa vụ 3, lúa Mùa ở giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng.
Các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL: Rầy nâu phổ biến tuổi 3-5. Bệnh đạo ôn phát triển ở giai đọan đẻ nhánh – đòng trỗ. Thời tiết thuận lợi cho bệnh lem lép hạt phát triển trên diện tích lúa Hè Thu còn lại. Lưu ý đến ốc bươu vàng, muỗi hành ở giai đoạn mạ; bệnh bạc lá, chuột ở giai đoạn trỗ-chín.
Trên cây trồng khác
- Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu tiếp tục phát sinh gây hại.
- Cây ăn quả có múi: Ruồi đục quả, nhện đỏ, rệp sáp... tiếp tục gây hại.
- Cây nhãn, vải: Bệnh chổi rồng nhãn gây hại tại các tỉnh phía Nam.
- Cây chè: Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy xanh, bệnh thối búp... tiếp tục hại.
- Cây mía: Bệnh trắng lá, chồi cỏ, sâu non bọ hung... hại cục bộ vùng ổ dịch.
- Cây sắn: Bệnh khảm lá tiếp tục gây hại.
- Cây cà phê: Bọ xít muỗi tiếp tục gây hại trên cà phê chè ở Lâm Đồng.
- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm... tiếp tục gây hại.
KHUYẾN CÁO
Công ty VFC khuyến cáo nông dân các giải pháp phòng trừ như sau:
Trên lúa
+ Bọ trĩ, sâu đục thân: Sử dụng MARSHAL 200SC với liều lượng 1-1,5 lít/ha
+ Sâu cuốn lá, nhện gié: Sử dụng luân phiên các loại thuốc trừ sâu Voliam Targo 063SC với liều dùng: 0,3-0.6 lít/ha hoặc SOLO 350SC với liều dùng 0,2-0,4 lít/ha
+ Đạo ôn lá (cháy lá), đạo ôn cổ bông: Phun thuốc trừ bệnh BEAM 75 WP, liều dùng: 0,3-0,4 kg/ha. Đối với đạo ôn lá: phun khi bệnh vừa xuất hiện, tỷ lệ khoảng 5-10%. Đối với đạo ôn cổ bông: phun trước khi lúa trổ. Có thể hỗn hợp các loại thuốc trên với thuốc trừ bệnh ANVIL 5SC,NEWTEC 300SC, APROACH 250SC để tăng hiệu quả phòng trừ.
+ Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Để phòng trừ hiệu quả, khuyến cáo phun thuốc trừ bệnh XANTOCIN 40WP với liều 0,18-0,2 kg/ha. Phun khi bệnh chớm xuất hiện, tỷ lệ bệnh khoảng 5-10 %.
+ Bệnh khô vằn và lem lép hạt: Khi vết bệnh vừa xuất hiện, tháo cạn nước trên ruộng và phun một trong các sản phẩm thuốc trừ bệnh ANVIL 5SC, NEWTEC 300SC, APROACH 250SC
Trên cây trồng khác
+ Bệnh nứt thân xì mủ/sầu riêng: Áp dụng biện pháp tổng hợp
Phun ướt đều lá, cành, thân cây, trái hoặc tưới gốc với 2 loại thuốc trừ bệnh RIDOMIL GOLD 68WG + PROFILER 711.1WG
+ Sâu keo mùa thu/ngô (bắp): Khuyến cáo phun luân phiên thuốc trừ sâu SOLO 350SC + AgFan 15SC
+ Bọ xít muỗi/chè: Phun thuốc KARATE 2.5EC phối trộn với SELECRON 500EC . Thuốc có thể phối hợp với các thuốc trừ sâu, nhện khác để tăng hiệu quả và giảm tính kháng thuốc.
- Cây điều: Bọ xít muỗi, sâu đục thân/cành, bệnh khô cành... tiếp tục hại.
- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu, thán thư, thối rễ tóp cành phát sinh gây hại.
- Cây dừa: Bọ cánh cứng, bệnh thối nõn,... tiếp tục gây hại.
- Cây lâm nghiệp: Châu chấu tre lưng vàng tiếp tục gây hại.
Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ: CÔNG TY CỔ PHẦN KHỬ TRÙNG VIỆT NAM VFC ( Địa chỉ: 29 Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Điện thoại: (028) 3822 8097 (Website: www.vfc.com.vn)
Fanpage: https://www.facebook.com/CongtyVFC/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCBTgwXZWAm-L7wUOiJ9QRxA…